Ở trong bài viết này tôi sẽ nói sâu hơn về kỹ thuật và sự khác nhau của 2 loại link đó là internal link và external link trong SEO. Nắm rõ được 7 loại internal và external link khác nhau bao gồm các yếu tố cần lưu ý khi sử dụng như số lượng, cách tối ưu, các loại link như Dofollow và NoFollow và sự khác biệt của chúng.
Internal link là link nội bộ trong một website(domain - tên miền) duy nhất. Hiểu theo kỹ thuật theo thì nó sẽ khác với External Link và Backlink. Internal link được sử dụng khi chúng ta nói về các liên kết trong 1 website duy nhất.
Ví dụ bạn có một website là light.com.vn, trên menu các bạn có các đường link đến trang con và danh mục thì đó được gọi là Internal link.
Ví dụ bạn có một bài viết ví dụ là “light.com.vn/internal-link-va-external-link-la-gi” và trong bài viết này bạn thêm các liên kết trỏ đến các trang khác như “light.com.vn/backlink-la-gi” thì đó cũng là Internal link.
Nhìn chung tất cả các liên kết bạn thêm vào website mà click vào nó trỏ được sang trang khác và trang khác đó cũng cùng trên 1 website của bạn thì sẽ được gọi là Internal Link. Ngoài ra các link mà trỏ đến website thì lại được gọi là backlink bạn có thể đọc thêm ở backlink là gì?
Internal Link rất quan trọng trong SEO bởi vì nó liên quan đến cách thức hoạt động của thuật toán Google hoặc các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn viết 10 bài viết trên website và bạn không thêm internal link trên menu hoặc các bài viết với nhau thì các công cụ tìm kiếm hay Google không thể biết chúng tồn tại hay có liên quan được.
Ví dụ bạn có bài viết A bạn viết xong và gửi lên Google search console, và khi bạn thêm internal link đó vào bài viết A có những chỗ trỏ đến link B, C, D, E thì google cũng sẽ dễ dàng đọc được các link B, C, D, E và tăng cả thứ hạng SEO cho link B, C, D, E. Từ đó nếu website có hàng ngàn sản phẩm và bài viết thì việc thêm internal link sẽ làm cho cả website của bạn được SEO lên.
Internal link và external link là gì
Còn nếu bạn không thêm Internal Link trong bài viết A thì google cũng chỉ có thể đọc được bài viết A mà thôi, đối với một số website như website của Light khi bạn thêm mới một sản phẩm và bài viết thì bài viết đó sẽ tự động xuất hiện trong danh mục để khi Google chỉ cần vào trang chủ nó sẽ tự động đi tiếp vào các trang danh mục là sẽ trỏ được đến các bài viết bình thường, còn website thông thường thì bạn phải tự cài đặt bằng tay.
Cũng như sitemap vậy nếu bạn khai báo cũng như bạn tạo ra các liên kết nội bộ để theo kiểu hình dung hóa cho google, bạn có thể đọc thêm ở sitemap là gì? Giúp cho bạn SEO tốt hơn.
Liên kết nội bộ (Internal Link) đóng vai trò quan trọng trong SEO và trải nghiệm người dùng trên website. Các loại liên kết nội bộ khác nhau như Contextual Link, Navigational Link, Footer Link, và Image Link không chỉ giúp người dùng dễ dàng tiếp cận các nội dung liên quan mà còn góp phần xây dựng cấu trúc điều hướng rõ ràng, tối ưu hóa khả năng khám phá của công cụ tìm kiếm. Từ liên kết hướng dẫn như Breadcrumb đến các liên kết thúc đẩy hành động (CTA Link), mỗi loại liên kết đều có mục đích riêng, tạo nên một mạng lưới kết nối chặt chẽ, giúp tối ưu hóa giá trị SEO và nâng cao trải nghiệm người dùng,, dưới đây là chi tiết:
External link là link bạn trỏ ra bên ngoài trang web của bạn.
Ví dụ bạn có trang chủ là “light.com.vn” trong trang chủ bạn có đề cập đến một bài viết và trỏ đến đó ví dụ như “facebook.com/cach-viet-bai-chuan-seo” thì link đó được gọi là external link.
Ngoài ra còn một loại nữa trong 3 loại Internal Link, External Link, và Backlink thì mời bạn xem backlink là gì để nắm rõ thêm vì 3 loại này về mặt kỹ thuật nó là một, còn về mặt ý nghĩa nó triển khai SEO thì là 3 loại khác nhau.
Theo khá nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia SEO trên thế giới, và bao gồm cả tôi thì khi bạn thêm External link vào trong website thì sẽ giúp chính từ khóa đó của bạn tăng TOP, thật buồn cười phải không? Ví dụ bạn có một trang là “light.com.vn/windows-la-gi” để nói về hệ điều hành windows là gì, bạn nên tạo một link trong bài viết và trỏ đến một trang khác cũng nói về windows là gì sẽ giúp trang của bạn tăng TOP cao hơn và đương nhiên đừng trỏ về trang của đối thủ là được. Việc này sẽ chứng minh cho Google rằng trang của bạn được thu thập từ nhiều nguồn, có tính so sánh tham khảo đa dạng khác nhau, uy tín hơn đối với Google.
Khi chúng ta triển khai entity cũng vậy việc trỏ external link ra bên ngoài chính entity của chúng ta cũng sẽ làm tăng thứ hạng tốt hơn, hãy xem thêm tại entity là gì?
External link (liên kết ra ngoài) là các liên kết từ website của bạn đến các website khác. Việc sử dụng external link trong SEO có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:
Việc sử dụng internal link và externallink phải được phối hợp nhịp nhàng sẽ đem lại được giá trị quan trọng đối với website của bạn chứ không chỉ internal link.
External link là một yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO, giúp tạo ra kết nối giữa website của bạn và các nguồn thông tin khác trên Internet. Tùy theo mục đích sử dụng, external link có thể phân loại thành nhiều dạng như outbound link, nofollow link, dofollow link, sponsored link, UGC link, citation link và affiliate link. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng, từ việc gia tăng độ tin cậy và uy tín của trang web đến việc kiểm soát giá trị SEO. Sử dụng đúng loại external link không chỉ cải thiện thứ hạng tìm kiếm mà còn mang lại trải nghiệm toàn diện và đáng tin cậy cho người dùng, dưới đây là chi tiết:
rel="nofollow"
được thêm vào mã HTML. Nofollow link không truyền giá trị SEO đến trang đích, được sử dụng cho các liên kết quảng cáo, liên kết không đáng tin cậy hoặc khi bạn không muốn truyền giá trị SEO.rel="sponsored"
, được sử dụng cho các liên kết quảng cáo hoặc các liên kết trả phí.rel="ugc"
, được sử dụng cho nội dung do người dùng tạo ra, như các bình luận hoặc bài đăng từ người dùng.rel="nofollow"
để tránh ảnh hưởng đến SEO, vì đây là các liên kết thương mại.Khi viết bài SEO tốt, việc chọn lọc và sử dụng liên kết ngoài (external links) có thể giúp tăng uy tín và giá trị SEO cho website của bạn. Bằng cách liên kết đến các nguồn uy tín, bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong mắt công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, việc sử dụng các liên kết cần được thực hiện một cách hợp lý: hạn chế số lượng, chọn đúng loại liên kết như dofollow cho các nguồn đáng tin cậy, và nofollow cho liên kết không cần thiết. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả SEO mà vẫn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người đọc, chi tiết bao gồm:
rel="nofollow"
để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc SEO của website.Lưu ý khi sử dụng các bạn phải chú ý nếu sai thì các bạn có thể gây lỗi ảnh hưởng đến thứ hạng SEO.
Liên kết hỏng hoặc lỗi 404 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng và đánh giá SEO của trang. Các internal link và external link đều cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chúng còn hoạt động và dẫn đến các trang chất lượng.
Khi tôi triển khai đào tạo seo gặp rất nhiều trường hợp các website lên một thời gian rồi mất TOP do triển khai internal link ban đầu sai cách, hầu như vấn đề này gặp ở người mới làm SEO. Khi đăng các bài viết không tối ưu đường dẫn chứa các từ trên đường dẫn không chứa từ khóa hoặc chứa các từ vô nghĩa mà không Google cũng đã nói là nên bỏ như “light.com.com/category/backlink-la-gi” chẳng hạn. Sau khi bạn viết bài và có hiểu biết thêm về SEO thì mới đi bỏ đi để chuẩn là “light.com.com/backlink-la-gi” thì đương nhiên link đầu tiên sẽ không truy cập được, mất thứ hạng SEO vì các bài trước đây bạn trỏ internal link về đều là “light.com.com/category/backlink-la-gi, bạn phải sửa tất cả bài viết cũ trỏ internal link về link mới bao gồm cả backlink từ trang khác nữa. Nếu bạn có ít bài viết thì không sao nếu website của bạn mà lớn tầm vài trăm bài viết thôi thì thời gian sửa của bạn có khi đến cả tháng mà nếu làm không kiểm tra thường xuyên sẽ xảy ra sai sót nhiều.
Và nếu website là của bạn mà bạn thuê người khác chỉnh sửa thì đến 99% là xót cực nhiều nếu bạn là chủ website và không trực tiếp tham gia kiểm tra cùng, tôi đã theo giõi cả ngàn dự án SEO rồi chưa trượt cái nào.
Trong khóa học SEO, nội dung về cách tối ưu hóa internal link và external link thường được hướng dẫn rất chi tiết, vì đây là hai yếu tố quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc website và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Khóa học sẽ giải thích cách sử dụng internal link để định hướng người dùng và giúp Google hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các trang trên website. Đồng thời, bạn cũng sẽ được hướng dẫn cách sử dụng external link nhằm tăng tính uy tín cho nội dung bằng việc liên kết đến các nguồn thông tin chất lượng.
Bên cạnh đó, khóa học còn giúp bạn phân biệt khi nào nên sử dụng link DoFollow hay NoFollow cho external link, cũng như cách chọn anchor text phù hợp để tạo giá trị tối đa cho SEO. Thông qua các bài học thực hành và ví dụ thực tế, bạn sẽ nắm vững cách xây dựng chiến lược liên kết hiệu quả, từ đó cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
Với các bài viết ngắn (dưới 1.000 từ), từ 3 đến 5 internal link là hợp lý. Với các bài viết dài hơn, bạn có thể thêm nhiều internal link, nhưng nên giới hạn trong khoảng 5–10 link để tránh loãng nội dung.
Internal link và external link đều là các liên kết(Link), nhưng chúng khác nhau về chức năng và vai trò trong SEO. Internal link là những liên kết trỏ đến các trang khác trong cùng một website(tên miền). Chúng cũng hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu được mối quan hệ giữa các trang trong cùng một website, từ đó giúp cải thiện thứ hạng tổng thể của các nội dung quan trọng.
Trong khi đó, external link là các liên kết trỏ ra ngoài website của bạn, dẫn đến các trang trên những website khác. External link thường được sử dụng để cung cấp thông tin bổ sung, tài liệu tham khảo, hoặc giới thiệu nguồn thông tin đáng tin cậy cho người đọc. Về mặt SEO, external link giúp Google nhận biết mức độ đáng tin của nội dung, nhất là khi liên kết đến các trang uy tín và DR cao.
2 loại này về các thao tác kỹ thuật thì giống hệt nhau nhưng ý nghĩa thực tiễn thì khác nhau, một cái thì chỉ trỏ đi đến trang nội bộ website của bạn, bao gồm cả sub domain vẫn tính là trang nội bộ, còn 1 cái là trỏ sang một trang khác không phải là tên miền của bạn.
Các thủ thuật và cách làm SEO thì có rất nhiều, dự dụng link là một cách để tăng thứ hạng SEO, vì nó cũng đem lại traffic user, một số người còn chủ động tăng traffic user để tăng thứ hạng, mời bạn xem traffic user là gì? để hiểu rõ hơn.
Hoặc bạn có thể tham gia khóa học SEO tôi đang miễn phí vì trược đây tôi đã làm dịch vụ marketing online và bây giờ chuyển sang mảng khác để làm thương hiệu, bạn có thể vào và nói chuyện, chia sẻ với tôi về câu chuyện SEO, kinh doanh của bạn, hãy đăng ký phía bên dưới.
Xin cảm ơn đã đọc bài.