Chiến lược A/B Testing được hiểu như một phép thử mà chính những người làm chiến dịch Marketing muốn thực hiện trước khi bắt tay vào chạy quảng cáo Landing Page thực sự. Bởi vậy, chiến lược A/B Testing cho Landing Page cần được xây dựng một cách cụ thể và phù hợp với mục đích quảng cáo để mang lại hiệu quả thử nghiệm như mong đợi, phải hiểu được landing page là gì. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay cách xây dựng chiến lược này tại đây nhé!
Chiến lược A/B Testing cho Landing Page nói về việc so sánh hai phiên bản giống nhau với một sự khác biệt cụ thể. Ví dụ, trang Landing Page A được so sánh với một phiên bản mới là Landing Page B (chỉ thay đổi một phần nào đó như tiêu đề).
Quá trình A/B Testing bắt đầu với việc chọn ra phiên bản tạo ra nhiều tương tác hơn, như thời gian trên trang hay việc điền vào biểu mẫu. Nếu phiên bản B hiệu quả hơn, nó sẽ được nhân bản và thử nghiệm tiếp tục, có thể với một biến thể mới như Landing Page C. Quá trình lặp lại này giúp xác định phiên bản Landing Page tối ưu nhất thông qua các chuỗi A/B Testing.
Lý do chính khiến nhiều người sử dụng trang đích chính là để đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao. Thực hiện các thử nghiệm A/B là cách hiệu quả để khám phá tại sao có trường hợp khách hàng không chuyển đổi. Chiến lược A/B Testing cho trang đích sẽ được bắt đầu từ các chi tiết nội dung bên trong, cho đến khi không thể thay đổi thêm nữa.
Nếu trang đích của bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi thì cũng sẽ góp phần làm tăng doanh số bán hàng. Cùng với thông điệp tiếp thị rõ ràng và đội ngũ tư vấn hiểu rõ tâm lý khách hàng, quá trình thuyết phục họ ra quyết định mua hàng sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Xây dựng được Landing Page có tỷ lệ chuyển đổi cao thường xuất phát từ việc xác định đúng điểm chạm trên trang (thường là những thay đổi bạn đã thực hiện so với phiên bản gốc). Đôi khi, việc chỉ cần thay đổi một từ trong Call to Action (CTA) cũng có thể tạo ra đột phá đáng kể trong tỷ lệ chuyển đổi. Nếu bạn không thực hiện thử nghiệm với so sánh và kiếm tra cho Landing Page thì có thể không bao giờ nhận ra điều này.
Những yếu tố dưới đây sẽ có sự ảnh hưởng nhất định đến so sánh và kiếm tra cho trang đích:
Tiêu đề đóng một vai trò quan trọng trên trang đích vì nó có tác dụng thu hút sự chú ý và giữ chân được khách truy cập. Tiêu đề cũng kích thích người dùng tiếp tục đọc các phần nội dung tiếp theo và thực hiện hành động theo mong muốn của bạn.
Chiến lược A/B Testing cho trang đích thường cần thử nghiệm tiêu đề nhiều lần vì đôi khi, một thay đổi nhỏ về từ ngữ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của trang. Quan trọng nhất là quá trình A/B Testing giúp bạn không chỉ tối ưu hóa tiêu đề mà còn tìm ra những cải tiến khác để nâng cao hiệu suất của Landing Page.
CTA là một yếu tố đặc biệt được quan tâm khi thực hiện so sánh và kiếm tra cho trang đích, bao gồm:
Chỉ cần thử nghiệm từng yếu tố một và liên tục theo dõi, bạn sẽ khám phá được phiên bản CTA nào mang lại kết quả tốt nhất cho trang của mình.
Bố cục thiết kế của Landing Page liên quan đến cách tổ chức các phần tử và yếu tố trên trang. Ví dụ, bạn có thể đặt Call to Action (CTA) ở phần Header của trang đích A, trong khi ở trang đích B, bạn có thể đưa CTA xuống dưới sau thông tin sản phẩm. Những thay đổi nhỏ như vậy có thể tạo ra ảnh hưởng lớn trong chiến lược A/B Testing cho Landing Page.
Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh cách sắp xếp các phần tử như đặt “Lợi ích” ở trên “Tính năng” trong trang A và đảo ngược vị trí trong trang B. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách mà người truy cập tương tác với trang đích và đưa ra quyết định chuyển đổi.
Mỗi trang trang đích đều cần một lời đề nghị cụ thể như một đề xuất mà bạn muốn chia sẻ với khách truy cập để đổi lấy thông tin hoặc hành động từ họ. Nếu mục tiêu của bạn là thu thập địa chỉ email, bạn có thể cung cấp điều gì đó giá trị như một ebook hay mã khuyến mại.
A/B Testing là phương pháp tốt nhất để thực hiện điều này. Trong mỗi khoảnh khắc khác nhau, bạn có thể nhận được những yêu cầu khác nhau từ khách truy cập. Bằng cách này, bạn có thể xác định những gì khách truy cập thích nhất và cung cấp nó, tăng cơ hội chuyển đổi và bán hàng.
Nếu bạn sử dụng Landing page để bán sản phẩm thì không thể bỏ qua yếu tố mô tả sản phẩm trong chiến lược A/B Testing cho trang đích. Trong phiên bản A, bạn có thể chọn viết mô tả dưới dạng đoạn văn, nhưng có thể tạo ra phiên bản B bằng cách viết ngắn gọn, sử dụng các dòng gạch đầu dòng để tập trung vào các lợi ích cụ thể của sản phẩm.
Đôi khi một thiết kế Landing Page tối giản, không màu mè và không sử dụng nhiều hình ảnh có thể tạo ra hiệu suất chuyển đổi xuất sắc. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp khác, người dùng lại ấn tượng với những trang đích đa dạng về hình ảnh và video. Khi đó, chiến lược so sánh và kiếm tra cho Landing Page dùng để xác định phong cách thiết kế phù hợp nhất với đối tượng và mục tiêu của bạn.
Thực hiện chiến lược A/B Testing cho Landing Page đòi hỏi nhiều bước nghiên cứu và xây dựng tỉ mỉ, bao gồm:
Như vậy, chiến lược A/B Testing cho Landing Page có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn thử nghiệm nhiều yếu tố và có sự nghiên cứu, điều chỉnh hợp lý. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ góp phần giúp bạn hiểu được những lưu ý quan trọng và cách thực hiện một so sánh và kiếm tra, tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Landing Page. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo về các chiến lược quan trọng trong Marketing nhé!