Landing Page rất quan trọng trong bất kỳ chiến dịch quảng cáo ngắn hạn nào và ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện thiết kế trang đích thôi là chưa đủ bởi vẫn sẽ có thể tồn tại một số lỗi sai phát sinh. Dưới đây là chi tiết 7 sai lầm phổ biến khi thiết kế Landing Page bạn nên biết để kịp thời khắc phục, nâng cao hiệu quả quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Một Landing Page có chuyển đổi thấp có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thiết kế trang gặp lỗi là yếu tố ảnh hưởng lớn. Để kiểm tra Landing Page của mình, bạn hãy xem xét những sai lầm thường gặp bên dưới cùng cách khắc phục đi kèm nhé!
Đây là lỗi phổ biến nhất khi mới bắt đầu thiết kế trang đích. Nhiều người lầm tưởng cứ cho thật nhiều nội dung, nhiều chữ trong Landing Page thì khách hàng càng hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ hơn. Tuy nhiên thực tế khi người dùng click vào trang quá nhiều content thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy rối mắt, ngột ngạt vì thiếu khoảng trống. Tất nhiên ngay sau đó họ sẽ lập tức rời khỏi trang đích của bạn mà không thực hiện bất kỳ hành động chuyển đổi nào.
Để khắc phục sai lầm này, bạn nên dùng content dạng danh sách liệt kê sẽ giúp trang đích thoáng đãng, dễ nhìn hơn. Song song, chỉ nên chắt lọc những từ khóa có giá trị, từ khoá trung tâm liên quan tới sản phẩm/ dịch vụ quảng cáo. Ngoài ra bên cạnh nội dung thì việc chèn thêm hình ảnh, video cũng rất cần thiết để khách hàng dễ dàng hình dung được sản phẩm của bạn.
Tốc độ tải trang của Landing Page quá lâu cũng là một sai lầm tai hại bạn cần chỉnh sửa ngay lập tức để tránh ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng. Đặc biệt nếu sau 3 giây đầu tiên mà trang đích của bạn vẫn còn đang chờ load thì hãy thực hiện tối ưu tốc độ tải trang ngay. Để thực hiện điều này, bạn có thể làm theo chỉ dẫn sau:
Hình ảnh sử dụng bừa bãi, không có sự chọn lọc, không đúng sản phẩm/ dịch vụ hoặc không đồng bộ với concept thiết kế của Landing Page sẽ khiến trang của bạn hoạt động kém hiệu quả. Bởi khi khách hàng click vào bất kỳ trang nào thì 5 giây đầu tiên chính là thời gian quý báu để tạo thiện cảm và giữ chân họ lâu hơn trên trang. Do đó bên cạnh tiêu đề hấp dẫn, việc đầu tư hình ảnh chuyên nghiệp rất quan trọng, đặc biệt là với nhóm ngành thời trang. Khách hàng chỉ có thể lướt xem ảnh của bạn trong vài giây nên hãy cố gắng chụp các góc cạnh chân thực của sản phẩm để làm minh chứng xác thực, đồng thời giúp Landing Page thêm hấp dẫn hơn.
Rất nhiều doanh nghiệp có thói quen phối nhiều màu sắc trên trang đích nhằm mục đích giúp thiết kế nổi bật, rực rỡ hơn. Tuy nhiên chính sự “phóng khoáng” này lại phản tác dụng mong muốn. Theo nguyên tắc thiết kế thì bạn chỉ nên dùng nhiều nhất 3 gam màu với độ đậm nhạt khác nhau tùy biến. Trường hợp nếu bạn chưa có ý tưởng màu sắc thì có thể dùng màu bao bì sản phẩm hoặc màu logo để làm màu cho Landing Page. Như vậy nhận diện của bạn sẽ đồng bộ và thống nhất hơn, tạo thiện cảm tốt đẹp hơn trước khách hàng.
CTA là một thành phần quan trọng trong Landing Page vì nút này quyết định lớn tới hành động của khách hàng trên trang. Nếu thiết kế CTA không thống nhất với màu sắc nhạt nhoà, không nổi bật, lời kêu gọi không kích thích thì đây chính là sai lầm tai hại. Điều này sẽ khiến khách hàng vừa mông lung không biết liên hệ bạn ra sao, vừa khó thực hiện chuyển đổi ngay trên trang. Tốt nhất khi thiết kế CTA trên trang đích, bạn nên cho thêm chữ “NGAY” vào để kêu gọi hành động dứt khoát hơn, chẳng hạn ĐĂNG KÝ NGAY, MUA NGAY, ĐẶT HÀNG NGAY, TƯ VẤN NGAY,...
Hiện nay nhiều người dùng có thói quen trước khi mua sắm/ sử dụng online bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào đều xem feedback trước. Nếu Landing Page của bạn không có mục này thì quả thực rất khó để khách hàng tin tưởng vào sản phẩm đang quảng bá. Khi thiết kế trang đích, bạn hãy nhớ đính kèm các bằng chứng xác thực liên quan tới sản phẩm/ dịch vụ mình đang quảng bá vào.
Bạn có thể chụp những feedback qua zalo, facebook của khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm hoặc thay thế bằng lời chứng thực của bên thứ 3 như giấy chứng nhận, bằng khen, giấy khen. Như vậy khách hàng mới sẽ cảm thấy tin tưởng và có đánh giá khách quan hơn để dễ dàng đưa ra quyết định hành động.
Form nhận thông tin khách hàng là thành phần cần thiết trên Landing Page.Những form yêu cầu quá nhiều thông tin khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, mất thời gian và cảm giác như đang bị “ép buộc”. Do đó để tránh tình trạng người dùng thoát ngay ra khỏi trang đích của bạn thì tốt nhất ở form thông tin này chỉ nên yêu cầu những trường dữ liệu cần thiết, đúng trọng tâm như họ tên, số điện thoại, địa chỉ và nhu cầu của khách hàng.
Sau khi đã nắm rõ những sai lầm phổ biến khi thiết kế Landing Page thì bạn cũng cần tìm hiểu những cách để giúp trang đích hoạt động hiệu quả hơn. Bên dưới là những kinh nghiệm thực chiến thực tế mà LIGHT đã rút ra qua nhiều dự án thiết kế Landing Page:
Trên đây là tổng hợp những sai lầm phổ biến khi thiết kế Landing Page cùng cách khắc phục đi kèm. Bạn hãy bỏ túi ngay những thông tin trên để kiểm tra và kịp thời khắc phục lỗi phát sinh cho thiết kế của mình nhé!