facebook API

Tại sao nên sử dụng Google Search Console để theo dõi và đánh giá hiệu suất website chuẩn SEO

Để kiểm tra quá trình SEO website có thật sự hiệu quả hay không, các SEOer chân chính luôn chọn công cụ Google Search Console (GSC) để theo dõi hiệu suất trang web của mình. Vậy GSC là gì? Tạo trang web chuyên nghiệp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nó thông qua bài viết này nhé!

Tuy nhiên, khách hàng muốn sử dụng dịch vụ SEO website, bên cân nhắc trước khi thêm tài khoản email vào công cụ này vì GSC là công cụ quản trị giữa Google và website.

Google Search Console là gì?

GSC (Google Search Console) là công cụ hỗ trợ quản lý miễn phí cho website của Google.

Đây là công cụ rất hữu ích, được các nhà quản trị, Marketers và các SEOer chuyên nghiệp tận dụng nhằm theo dõi và quản lý khả năng hoạt động của trang web trên hệ thống index của Google. Đây cũng là công cụ quan trọng để xử lý các vấn đề của SEO Offpage và SEO Onpage một cách hiệu quả.

Nói cách khác, GSC sẽ hỗ trợ bạn trao đổi với Google về website của mình thông qua việc cung cấp dữ liệu cho nó và nhận lại phản hồi để đưa ra cách thức cải thiện hiệu suất của website trên Google.

Cách sử dụng Google Search Console hiệu quả cho Website

GSC không chỉ hỗ trợ bạn theo dõi và quản lý hiệu suất website, mà còn đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện quá trình SEO cũng như thứ hạng cho website của bạn. Vì vậy, để tận dụng triệt để các lợi ích mà GSC mang lại thì bạn cần nắm bắt được các thông tin về cách vận hành của nó như:

Trong GSC, “kết quả tìm kiếm” hay “Báo cáo hiệu suất” là phần có vai trò quan trọng giúp các SEOer theo doi. lm đánh giá hiệu suất của website trên công cụ tìm kiếm Google. Dưới đây là các chỉ số kiểm tra bạn có thể tham khảo: 

· Lượt click (Clicks – màu xanh): Đây là chỉ số biểu thị số lượt nhấp vào kết quả tìm kiếm trên Google và truy cập trang web của bạn. Có thể nói, nó là mức độ thu hút của trang web của bạn đối với người dùng.

· Lượt hiển thị (Impression – màu tím): Biểu thị số lần xuất hiện của website trên trang kết quả tìm kiếm của Google (dù người dùng có nhìn thấy hay là không). Nhưng nếu trang web của bạn xuất hiện ở trang thứ hai trở đi thì lượt hiển thị sẽ không được tính do người dùng không xem được trang đó.

· Tỷ lệ nhấp (CTR – màu lục): Tỷ lệ nhấp này được tính dựa trên tỷ số giữa lượt nhấp và lượt hiển thị. Chỉ số này cho biết phần trăm người dùng click vào website của bạn khi nó hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Nếu tỷ lệ CTR của website của bạn cao thì trang web đã thành công trong việc thu hút người dùng.

· Vị trí trung bình (Average Location – màu cam): Đây là chỉ số biểu thị vị trí trung bình của website xuất hiện trên kết quả tìm kiếm trên Google. Chỉ số này sẽ cho bạn biết vị trí trung bình trang web của bạn nằm ở đâu trên trang kết quả tìm kiếm, khi các kết quả được xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau.

Nếu có trang bị lỗi, hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trang web đó:

  • Đi đến trang chủ chọn Tổng quan
  • Chọn Báo cáo chi tiết trong mục Trạng thái lập chỉ mục.
  • Tìm đến mục Lý do trang không được lập chỉ mục để điều tra nguyên nhân gây lỗi lập index và mức độ thường xuyên của lỗi.
  • Click vào lỗi để biết các liên kết bị ảnh hưởng và khắc phục chúng.

Kiểm tra trạng thái lập chỉ mục

Theo dõi và quản lý trạng thái lập index của website khá quan trọng khi sử dụng GSC. GSC có 4 phân loại trạng thái lập index của mỗi trang: 

  • Lỗi khiến trang không thể lập index
  • Cảnh báo khi trang được lập index có vấn đề)
  • Hợp lệ
  • Thành công loại trừ

Để quá trình kiểm tra hiệu quả, website cần được thực hiện quản lý lập index theo các cách sau đây:

  • Kiểm tra trạng thái lập index: Nhấp vào mục “Tổng quan” để xem kiểm tra báo cáo trong “Trạng thái lập chỉ mục” của GSC. Mục này sẽ hiển thị cho bạn số lượng trang hợp lệ.
  • Phát hiện và sửa lỗi:  Khi trang bị lỗi, bạn hãy nhấp vào mục “Báo cáo chi tiết” trong phần “Trạng thái lập index” để tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. 
  • Chú ý số lượng trang bị lỗi: Để bảo toàn số lượng trang lỗi lý tưởng là 0, bạn cần click vào lỗi để xem danh sách các liên kết bị ảnh hưởng để khắc phục nó.

GSC sẽ đưa ra các lý do khiến trang của bạn không lập được chỉ mục

Bạn cần tiến hành kiểm tra và khắc phục lỗi một cách liên tục nhằm hỗ trợ Google lập chỉ mục cho website của bạn một cách hoàn chỉnh. Từ đó, thứ hạng website của bạn sẽ được nâng cấp.

Kiểm tra trải nghiệm người dùng

Hệ thống xếp hạng sẽ được Google tận dụng nhằm đánh giá các website để đưa ra thứ hạng, nội dung của bạn càng chất lượng và thu hút được nhiều người truy cập thì Google sẽ càng đánh giá cao. Sẽ có hai phân loại báo cáo bạn nên cân nhắc trong mục “Trải nghiệm” trên thanh điều hướng của Google Search Console;

- Chỉ số quan trọng chính của trang web: Các chỉ số đánh giá tốc độ trang, khả năng thích ứng và mức độ ổn định của website trong quá trình người dùng truy cập.  Báo cáo của các chỉ số này gồm có 3 hạng mục: Tốt, Cần cải thiện và Kém. Để cải thiện trải nghiệm người dùng thì website của bạn cần đạt được mức xếp hạng Tốt.

- Trạng thái sử dụng HTTPS: HTTPS sẽ là giao thức hỗ trợ website của bạn đạt trạng thái “Tốt”, vì nó đảm bảo tính bảo mật và đáng tin cậy khi người dùng truy cập website. Google cũng khuyến khích các trang web sử dụng giao thức này để bảo mật các dữ liệu của trang web một cách tốt nhất.

Trạng thái sử dụng HTTPS của trang web

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra trải nghiệm khi thiết kế website chuẩn seo trên thiết bị di động nhằm xác định lỗi nếu có bằng cách: 

· Click vào “Tính khả dụng trên thiết bị di động”.

· Chọn ”Kiểm tra lỗi”.

·Để truy ra lỗi gây sự cố cho website trên thiết bị di động và tần suất của nó bạn cần nhấp vào “Vì sao không dùng được trang trên thiết bị di động”.

· Click vào lỗi để tìm ra các liên kết gây lỗi.

DMCA.com Protection Status