Trong việc đánh giá chất lượng website, cả Traffic User và Bounce Rate đều có vai trò vô cùng quan trọng. Qua hai chỉ số này, SEOer sẽ nắm được trang web có đang hoạt động hiệu quả, đúng hướng đi không. Vậy mối liên quan giữa Traffic User và Bounce Rate là gì? Để giải đáp băn khoăn này, mời bạn theo dõi ngay thông tin bài viết bên dưới đây của LIGHT!
Trước khi khám phá mối liên quan giữa Traffic User và Bounce Rate, bạn cần hiểu rõ từng khái niệm. Cụ thể như sau:
Traffic User hay lưu lượng truy cập là khái niệm để chỉ tổng số lượt người dùng truy cập vào một website/ứng dụng đo được trong một thời gian nhất định. Chỉ số này là yếu tố quan trọng phản ánh mức độ hoạt động và chất lượng của trang web. Website nào càng có Traffic User chất lượng, đủ lớn thì càng được Google ưu tiên xếp hạng, độ uy tín của web cũng được nâng cao đáng kể. Từ đây doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng khả năng chuyển đổi nhiều hơn.
Bounce Rate hiểu đơn giản là tỷ lệ thoát, tức tỷ lệ khách truy cập rời khỏi trang Web mà họ không có bất cứ tương tác nào, không nhấp vào link đính kèm, không tham khảo thông tin hoặc không mua hàng. Mọi website đều có Bounce rate, chỉ số tỷ lệ thoát cao hay thấp còn tuỳ vào loại hình và lĩnh vực website hoạt động, tuy nhiên tốt nhất tỷ lệ này chỉ nên nhỏ hơn hoặc bằng 60%.
Trên thực tế, Bounce rate là một trong những chỉ số quan trọng mà bất kỳ SEOer nào cũng nên quan tâm. Chỉ số này sẽ cho bạn biết được chất lượng trang web mình đang phát triển có tốt hay không và việc bạn đã từng học Khóa học SEO đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến Bounce Rate và cách cải thiện nó. Song song, Bounce Rate cũng ảnh hưởng lớn tới thứ hạng của web trên Google. Tỷ lệ thoát càng cao chứng tỏ trang web của bạn đang có vấn đề nào đó khiến người dùng không thoải mái và nhanh chóng rời đi. Vấn đề có thể nằm ở nội dung, bố cục trang, tốc độ tải trang, web bị lỗi, thiếu link nội bộ hoặc trải nghiệm user kém.
Traffic User và Bounce Rate dù là hai chỉ số khác nhau nhưng chúng có mối liên quan mật thiết. Tỷ lệ thoát cho biết tỷ lệ người dùng truy cập web nhưng chỉ xem duy nhất 1 trang so với các user đã truy cập nhiều trang trên web. Tỷ lệ thoát cao thường cho thấy rằng người dùng vào web nhưng không tìm thấy những gì họ mong muốn hoặc nội dung web không hữu ích.
Mặt khác, lưu lượng truy cập thể hiện tổng tất cả số trang của web được người dùng truy cập xem nội dung. Số lượt traffic trang cao hơn có thể dẫn đến tỷ lệ thoát thấp hơn vì lúc này user không chỉ xem 1 trang mà còn điều hướng qua nhiều nội dung khác trên web. Nhìn chung Bounce Rate thấp và Traffic cao là tín hiệu đáng mừng cho web vì điều này cho thấy người dùng đang tương tác nhiều với web, thiết kế và nội dung web thực sự hữu ích.
Tuy nhiên Traffic User có thể tới từ nhiều nguồn dẫn khác nhau, mỗi nguồn truy cập sẽ có chỉ số bounce rate trung bình trong khoảng thời gian nhất định. Để nắm rõ nguồn traffic nào có tỷ lệ thoát cao hay thấp thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hành vi người dùng và đánh giá song song các chỉ số liên quan để dễ dàng phân tích, đưa ra kết luận về độ hiệu quả của hoạt động Marketing đang triển khai.
Chẳng hạn, xét lưu lượng truy cập quảng cáo Google, nếu nội dung bài đích liên quan với nội dung doanh nghiệp quảng cáo thì rất có thể tỷ lệ thoát trang sẽ cao hơn những mẫu quảng cáo có nội dung khác trang đích. Vậy làm thế nào để nâng cao Traffic mà tối ưu được tỷ lệ Bounce Rate thấp? Cùng LIGHT tìm hiểu tiếp bên dưới ngay thôi nào!
Sau khi đã hiểu rõ mối liên quan giữa Traffic User và Bounce Rate thì bạn cũng nên khám phá cách nâng cao Traffic, giảm tỷ lệ thoát cho web. Với kinh nghiệm phát triển hàng ngàn trang web lot TOP công cụ tìm kiếm, LIGHT sẽ chia sẻ tới bạn một số giải pháp hữu ích cho vấn đề này:
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ thoát trang ngày càng cao chính là do Traffic User chất lượng thấp. Vì thế việc hạn chế dạng lưu lượng truy cập này chính là giải pháp hữu ích đầu tiên. Để loại bỏ traffic chất lượng thấp, bạn có thể thực hiện theo một trong những cách dưới đây:
Một website có nội dung không hữu ích, không liên quan tới sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc không đúng ý định tìm kiếm của người dùng thì chắc chắn họ sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi trang. Để tối ưu tỷ lệ thoát thông minh, tất cả nội dung trên trang web của bạn cần hữu ích, nhắm đúng nỗi đau, giải quyết được mong muốn của người dùng mục tiêu. Hãy chú ý nội dung liên kết chặt chẽ với tiêu đề, mô tả ngắn, content súc tích, cuốn hút và có CTA rõ ràng, như vậy người dùng sẽ dễ bị thuyết phục và thực hiện tiếp các hành vi tìm kiếm, khám phá nội dung khác trên web, giúp giảm Bounce Rate đáng kể.
Trang tải chậm, khiến người dùng mất thời gian chờ đợi sẽ gây khó chịu, user nhanh chóng thoát ra khỏi web. Do đó để giảm Bounce Rate thì bạn cần khắc phục ngay lập tức các yếu tố khiến web load chậm cả trên PC lẫn thiết bị di động. Bạn có thể tối ưu hình ảnh bằng cách giảm dung lượng xuống (giữ nguyên chất lượng ảnh), dùng theme vừa phải, tránh theme quá nặng, nâng cao chất lượng hosting lên, tối ưu lại các dữ liệu trên web,... Đây chính là những gợi ý sẽ giúp tốc độ load web tăng nhanh đáng kể, từ đây người dùng sẽ hài lòng, có thiện cảm với web và dễ dàng ở lại trang lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát ngay lập tức.
Khi người dùng đang đọc thông tin hấp dẫn trên web mà bỗng nhiên một quảng cáo xuất hiện ngay ở giữa trang, ngăn chặn thông tin thì quả là điều tồi tệ. Trong trường hợp này, user có thể đợi quảng cáo phát hết rồi tiếp tục xem bài viết hoặc tệ hơn là thoát ra khỏi trang luôn. Do đó bạn cần cân nhắc khi đưa quảng cáo chèn vào web, tốt nhất nên hạn chế và chỉ dùng quảng cáo ngắn để không gián đoạn thời gian xem thông tin của người dùng.
Ngoài ra bạn cũng nên tối ưu Pop-up hợp lý, dùng đúng chỗ bởi mẫu quảng cáo “ăn theo” này khi xuất hiện trên web có thể khiến người dùng cảm thấy khó chịu, phiền hà hoặc rối mắt dẫn tới việc user sẽ thoát ngay ra. Do đó, bạn hãy cân nhắc sử dụng và đặt pop-up đúng vị trí, hạn chế quảng cáo quá dài hoặc nội dung quảng cáo kém hấp dẫn.
Đây là một trong những cách hữu ích giúp giảm tỷ lệ thoát trang nhanh. Trong các bài viết trên web, bạn hãy đính kèm liên kết nội bộ sao cho đúng vị trí, đúng từ khóa liên quan với nhau để khơi gợi sự tò mò tìm kiếm thêm thông tin của người dùng. Đặc biệt, hãy thông minh dẫn liên kết nội bộ tới các trang con/ bài viết khác trên web để điều hướng người dùng từ trang đang xem tới trang khác nhằm giữ chân họ lâu hơn, từ đó giảm đáng kể tỷ lệ thoát trang.
Như vậy LIGHT đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết mối liên quan giữa Traffic User và Bounce Rate. Rõ ràng đây dù là hai khái niệm khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về mối tương quan này, bạn hãy liên hệ LIGHT ngay hôm nay!