facebook API

Nên Hay Không Nên Sử Dụng Từ Đồng Nghĩa Trong SEO

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực SEO hoặc chỉ đơn giản là đang tìm hiểu về cách viết bài chuẩn SEO thì sẽ có lúc nào đó bạn có thể nghe về từ đồng nghĩa. Sẽ có ai đó với bạn rằng bạn cần thêm từ đồng nghĩa vào trang web, một plugin trên trang WordPress cũng sẽ đề xuất các từ đồng nghĩa để có kết quả SEO tốt nhất xem thêm ở wordpress là gì. Và thậm chí ngay cả với bài viết cũng khiến bạn tò mò các từ đồng nghĩa có thể cải thiện kết quả SEO website của bạn ư?

Nên hay không nên sử dụng từ đồng nghĩa trong SEO

Nên hay không nên sử dụng từ đồng nghĩa trong SEO

Tại sao hầu hết các ý kiến cho rằng bạn nên sử dụng từ đồng nghĩa khi SEO?

Hầu hết những ai biết về SEO sẽ đều nói với bạn rằng bạn nên sử dụng các từ đồng nghĩa trong nội dung của mình bởi vì đó là một trong những cách phổ biến nhất Google đánh giá SEO tốt hay không.

Tuy nhiên, không nhiều người có thể giải thích cho bạn biết việc sử dụng từ đồng nghĩa trong nội dung SEO này xuất hiện từ khi nào.

Vào năm 2010, 1 bài đăng trên blog chính thức của Google có chia sẻ nội dung:

“Mục tiêu của một công cụ tìm kiếm là trả về kết quả tốt nhất cho truy vấn của bạn và càng hiểu ngôn ngữ thì kết quả trả về lại càng tốt. Một phần quan trọng đem đến những kết quả này là hệ thống của chúng tôi hiểu các từ đồng nghĩa.

Chuyển nhanh đến tháng 9 năm 2018 khi Google Search Liaison đăng tweet:

“Nhìn lại một thay đổi lớn trong tìm kiếm và nó vẫn tiếp tục là một yếu tố quan trọng: hiểu về các từ đồng nghĩa. Cách mọi người tìm kiếm thông tin thường khác với cách mà thông tin đó được chia sẻ.”

Điều này đã làm cho người người làm SEO điên cuồng hơn trong việc tối ưu hóa các website với các từ đồng nghĩa thay vào đó bạn có thể tìm hiểu ngôn ngữ lập trình là gì để tăng thêm độ uy tín với bài viết với các công cụ tìm kiếm.

Khi chúng ta gõ cụm từ nào đó lên triên trình duyệt web, thanh công cụ tìm kiếm sẽ gợi ý cho chúng ta những từ khóa đi liền với từ khóa chính, cả trên điện thoại lẫn máy tính bạn đều có thể thử được thì cần thêm tên miền, và mời xem tên miền là gì để bạn dễ hình dung.

Bạn có nên sử dụng từ đồng nghĩa cho SEO?

Câu trả lời cho việc bạn có nên sử dụng từ đồng nghĩa cho SEO hay không là “CÓ”, tuy nhiên việc này cần phải được cân nhắc cẩn thận.

Chỉ sử dụng các từ đồng nghĩa cùng loại với ngôn ngữ chính trong trang web của bạn mà thôi. 

Vào tháng 9 năm 2019, Google đã đề cập vấn đề này trong mục Hangout Q&A:

“Bạn có thể tưởng tượng một tình huống là bạn có một sản phẩm dược phẩm có tên khoa học rất khó nhớ và bên cạnh đó nó cũng có một tên phổ thông khác. Người dùng khi tìm kiếm họ sẽ sử dụng nhiều cái tên phổ thông kia hơn bởi vì đó là cái mà họ nghe được từ bạn bè của họ và nếu nội dung của bạn chỉ sử dụng tên khoa học thì nội dung đó sẽ gặp khó khăn khi xếp hạng.

Cho dù bạn có các quy tắc hoặc hướng dẫn về nhãn hiệu nói rằng với sản phẩm này chúng tôi chỉ sử dụng tên khoa học kia chứ không sử dụng tên phổ thông mà người dùng hay tìm kiếm, thì cũng sẽ rất khó để xếp hạng cho các trang nội dung đó. Điều này là khó nhưng không có nghĩa là không thể, tuy nhiên nếu bạn xây dựng nội dung hướng đến người đọc thì cách tốt nhất là bạn nên sử dụng đúng những ngôn từ mà người đọc của bạn sử dụng để tìm kiếm.”

Từ khóa LSI

LSI viết tắt của từ Latent Semantic Indexing (đánh chỉ mục ngữ nghĩa ngầm) được phát triển vào những năm 1980. Từ khóa LSI là những từ và cụm từ có liên quan về ngữ nghĩa với một chủ đề cụ thể nào đó.

Nhiều SEOer đã kết hợp các từ khóa LSI với các từ đồng nghĩa khi tối ưu hóa website.

Họ cho rằng nếu bạn đang tối ưu hóa trang web của mình cho “ô tô”, thì nên sử dụng những từ liên quan như "Xe ô tô" và “Xe cộ”, nên sử dụng kết hợp với các liên từ như “Truyền động”, “Phương tiện”, “Phanh xe”, “Thiết bị lái” và những khái niệm liên quan khác.

Ngoài ra, Google cũng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định xem một trang có liên quan đến mục tiêu của người dùng khi tìm kiếm hay không.

Ví dụ: Người dùng nhấp vào kết quả được trả về và ngay sau đó thoát ra để nhấp vào một kết quả khác.

Việc một số lượng lớn người dùng nhấp vào cùng một liên kết và cùng thoát ra để chọn một kết quả khác cho Google biết rằng kết quả đó không phải là những gì người tìm kiếm từ khóa đó mong đợi.

Nếu với kết quả thứ hai mà người dùng nhấp vào và họ không thoát ra sau đó sẽ bắt đầu được xếp hạng cao hơn.

Từ khóa liên quan đến ngữ nghĩa là gì?

Ngữ nghĩa là một phân loại ngôn ngữ học tập trung vào việc rút ra ý nghĩa từ một loạt các từ.

Các từ khóa liên quan đến ngữ nghĩa là các từ hoặc cụm từ có liên quan với nhau về mặt khái niệm để tạo nên một câu chuyện gắn kết.

SEOer tin rằng có nhiều từ khóa liên quan đến ngữ nghĩa hơn có nghĩa là các trang web của bạn cung cấp nhiều nền tảng ngữ cảnh hơn về một chủ đề và do đó chúng có thể hoạt động tốt hơn trong kết quả tìm kiếm.

Do vậy bằng cách sử dụng các từ đồng nghĩa và các từ khác liên quan đến chủ đề của bạn, Google sẽ có thể tạo kết nối giữa các thuật ngữ liên quan đến ngữ nghĩa từ đó đưa ra được kết quả phù hợp nhất với ý định tìm kiếm của người dùng.

Từ đồng nghĩa có ý nghĩa gì với SEO?

  • Việc sử dụng các từ khóa LSI cùng với từ khóa chính sẽ giúp Google nhanh chóng nhận ra được chủ đề chính của trang web. Thuật toán Google Panda, và Hummingbird đã khiến việc nhồi nhét từ khóa chính trở nên vô tác dụng. Những website có nội dung nhồi nhét từ khóa như thế được đánh giá có chất lượng thấp và bị cho ra khỏi danh sách ưu tiên.
  • Với đa dạng từ khóa website của bạn sẽ có thêm nhiều truy vấn hơn. Người dùng sẽ vào trang web thông qua từ khóa LSI thay vì từ khóa chính.
  • Tạo trải nghiệm tốt hơn cho người đọc, khi nội dung có đề cập đến những chi tiết và thuật ngữ có liên quan đến chủ đề chính.

Cách tìm từ khóa LSI hiệu quả

  • Sử dụng những từ khóa gợi ý của Google

Khi bạn search một cụm từ khóa, Google sẽ luôn đưa ra 1 số gợi ý trong danh sách thả xuống. Với việc tận dụng danh sách gợi ý này, bạn sẽ có được kha khá từ khóa liên quan đến từ khóa chính.

Ví dụ ở đây chúng tôi tìm kiếm cụm từ Dịch vụ marketing online. Bạn sẽ thấy được một loạt danh sách từ khóa liên quan đến dịch vụ marketing, dịch vụ marketing online là những cụm từ được bôi đậm đi liền với từ khóa chính, tạo thành những cụm từ khóa mở rộng. SEOer nên để ý tới những cụm từ mở rộng để đưa vào nội dung bài, hoặc tạo những trang mới cho riêng từng cụm từ đó.

 

từ đồng nghĩa trong seo

Từ khóa được gợi ý trong danh sách thả xuống

 

  • Sử dụng gợi ý từ “Searches Related to…”. Công cụ này đưa ra những thuật ngữ liên quan ở phần cuối trang kết quả tìm kiếm (SERP). Và bạn hoàn toàn có thể sử dụng những từ bôi đậm này làm LSI keywords cho bài viết của mình. Ví dụ ở đây chúng tôi lựa chọn tìm kiếm từ khóa hướng dẫn làm seo hoặc báo giá dịch vụ seo. Hàng loạt những từ khóa liên quan đến từ khóa Báo giá dịch vụ SEO sẽ được gợi ý bên dưới như là “Dịch vụ SEO tổng thể”, “Báo giá SEO tổng thể”, “Dịch vụ SEO top 1” …

Tìm kiếm liên quan gợi ý từ khóa đồng nghĩa

Tìm kiếm liên quan gợi ý từ khóa đồng nghĩa

Khi nào nên sử dụng từ đồng nghĩa cho SEO

Chỉ sử dụng từ đồng nghĩa khi nó có ý nghĩa. Nếu dữ liệu cho thấy rằng người dùng thực sự đang tìm kiếm các thuật ngữ liên quan đến thuật ngữ khóa tập trung của bạn, thì việc bao gồm chúng là hợp lý.

Đừng cố gắng nhồi nhét vào nội dung của bạn với các từ đồng nghĩa với mục đích duy nhất là xếp hạng. Google rất có thể sẽ không xếp hạng cho những nội dung có quá nhiều từ đồng nghĩa hoặc nội dung được tối ưu hóa quá mức.

Ví dụ:  Tôi đã phát triển một trang web thử nghiệm để cố gắng được hiển thị trong dang sách kết quả cho các tìm kiếm trên Google với cụm từ “Near me”.

Tên miền của trang web là nearyouhub.com, đề cập đến các từ “near you”, “close by”, “nearby” và nhiều hơn nữa những từ tương tự mà không phải là từ “near me”.

Trang web này đã được ra mắt cách đây 4 tháng và đã tăng số lần hiển thị cho các nội dung tìm kiếm bằng từ “near me”.

Nên hay không nên sử dụng từ đồng nghĩa trong SEO


 

Khi nào và tại sao không nên sử dụng từ đồng nghĩa cho SEO

Trong trường hợp chủ đề của bạn rõ ràng và người dùng không sử dụng từ biến thể nào khác để tìm kiếm chủ đề đó thì bạn không nên sử dụng các từ đồng nghĩa.

Thương hiệu của bạn là một ví dụ về việc bạn nên tuân theo thuật ngữ chính của mình và không nên cố gắng sử dụng những từ đồng nghĩa.

Ví dụ, vài năm trước tôi đã làm việc cùng với Hint Water để tối ưu hóa cho website của họ. Và chúng tôi cần đề cập đến “Water” theo những cách sáng tạo hơn

Chúng tôi đã tập trung vào “Health”, “Diet”, “flavored waters” khi nói về sản phẩm mà không có từ khóa nào thay thế cho “water” hay tên thương hiệu “hint”.

Kết luận

Nhiều công cụ và chuyên gia SEO sẽ nói với bạn về việc sử dụng các từ đồng nghĩa, và đôi khi có cả một chiến lược để làm việc này nhưng đừng sử dụng từ đồng nghĩa chỉ với mục đích nỗ lực tăng thứ hạng của bạn nếu chúng không có ý nghĩa. Bạn có thể thuê dịch vụ marketing online uy tín để xử lý hết các vấn đề về marketing và SEO cho bạn.

Thay vào đó tập trung vào các từ mô tả và giữ cho nội dung của bạn đơn giản, dễ hiểu và dễ tiếp cận với người dùng.

Đọc thêm: Rà soát nội dung

DMCA.com Protection Status