facebook API
Sửa trang
Khóa học quản trị

Như Thế Nào Là Quản Lý Hiệu Suất Nhân Sự Hiệu Quả?

8/1/2024 9:47:15 PM
5/5 - (0 )

Quản lý hiệu suất nhân sự là một chủ đề muôn thủa và nó liên tục phát triển do đó cần có một hệ thống điều hành nhân viên hiệu quả.

Nếu như hiệu suất công việc kém dẫn tới nhân viên cảm thấy chán nản, không có động lực và không có sự gắn kết. Các nhà quản lý từ đó dẫn tới thất vọng với sự yêu kém của nhóm hay hiệu suất cá nhân của nhân viên. Chính vì thế mà doanh nghiệp càng ngày càng ý thức được tầm quan trọng và lợi ích mà các hệ thống quản trị hiệu quả. Để có thể áp dụng hệ thống này một cách hiệu quả thì bạn phải nắm được thế nào là một quy trình quản trị hiệu suất nhân sự là gì?

Để làm điều này, chúng ta sẽ giải đáp các câu hỏi sau trong bài viết này:

I. Quản lý hiệu suất nhân sự là gì? (Xác định quản lý hiệu suất)

Định nghĩa quản lý hiệu suất

Quản lý hiệu suất nhân sự quan trọng như thế nào

Khi nhắc tới vấn đề này nhiều người sẽ tập trung vào quy trình đánh giá hiệu quả công việc hàng năm. Nhưng đánh giá hiệu suất của công việc chỉ là một phần nhỏ trong điều hành công việc. Một trong những định nghĩa về quản lý hiệu suất được cung cấp bởi Michael Armstrong trong Sổ tay của ông mà chúng ta có thể tham khảo đó là: “Quản lý hiệu suất là quá trình liên tục cải thiện hiệu suất bằng cách thiết lập các mục tiêu cá nhân và nhóm phù hợp với các mục tiêu chiến lược của tổ chức, lập kế hoạch thực hiện để đạt được các mục tiêu, xem xét và đánh giá tiến độ cũng như phát triển kiến ​​thức, kỹ năng và khả năng của mọi người."

Điểm kiên quyết ở đây đó là việc quản trị là một quá trình liên tục. Không phải chỉ làm một năm một lần nên việc đảm bảo chất lượng nên tập hợp các yếu tố phù hợp từ đó tạo thành một “chu trình quản lý hiệu suất” liên tục.

II.Các giai đoạn của chu trình

Giai đoạn đầu tiên của chu trình quản lý hiệu năng là giai đoạn “Lập kế hoạch” cho giai đoạn sắp tới. Lập kế hoạch nên bao gồm:

  • Tìm hiểu và đi đến chọn lọc các mục tiêu SMART
  • Tạo kế hoạch phát triển cho cá nhân
  • Lên kế hoạch cho các tháng tới
  • Xem xét các yêu cầu công việc của nhân viên từ đó cập nhật tiến độ công việc

Ngày trước các tổ chức thường hay thực hiện các giao đoạn lập kế hoạch mỗi năm một lần. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của môi trường kinh tế như vũ bão nên nhiều tổ chức hay đoanh nghiệp đang điều chỉnh các mục tiêu dài hạn thành “ngắn hạn” ba tháng một lần. Trong kế hoạch nên đưa các mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp vào để đảm bảo hiệu suất cá nhân phù hợp với chiến lược tổng thể của tổ chức. Đi vào chi tiết thì mỗi mục tiêu SMART sẽ góp phần đạt được một hoặc nhiều mục tiêu cho doanh nghiệp hay tổ chức.

Các giai đoạn của chu trình quản lý hiệu suất

Các giai đoạn của chu trình quản lý hiệu suất

Bên cạnh đó bạn cũng nên dựa vào các hành vi, kỹ năng hoặc kiến thức mà nhân viên bạn cần phát triển để có được một đoàn đội vững mạnh trong tổ chức từ đó duy trì giá trị của doanh nghiệp bằng việc việc lập kế hoạch phát triển cá nhân.

Thông thường việc đánh giá của hiệu suất công việc nhằm cho mục đích khen thưởng tuy nhiên thì đây lại không phải là quá trình quan trọng nhất mà đó là giai đoạn “Hành động” và “Theo dõi”, các vấn đề này cũng sẽ được mô tả rất rõ trong khóa học quản trị nhân sự. Đây là các giai đoạn mà hiệu suất của nhân sự mới thực sự được phân công một cách rõ ràng và các kết quả sẽ đạt được. Mỗi nhân viên nên có được sự tư vấn từ đó sắp xếp thời gian đều đặn để làm việc nhằm tạo hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra.

Chính vì vậy mà các nhà quản lý cũng cần phải liên tục kiểm tra nhân viên của mình. Bản thân nhà quản lý phải đưa ra các phản hồi thường xuyên, tính hiệu quả và các sử dụng hợp lý các thành viên trong nhóm giúp họ vượt qua các thử thách và xác định cơ hội để học hỏi từ đó cải thiện hiệu suất công việc. Nếu như bạn ngó lơ việc này cho đến khi đanh giá công việc vào cuối năm thì đã quá trễ và công việc đạt được có thể chỉ được một phần so với mục tiêu đề ra.

III.Quy trình: Các yếu tố cơ bản cần thiết

Quy trình quản trị hiệu suất

Quy trình quản trị hiệu suất

Một vài yếu tố giúp việc quản trị hiệu quả mà trong bài viết này sẽ đề xuất bao gồm:

1. Đặt mục tiêu

Đặt mục tiêu một cách đúng cách là yếu tố đầu tiên trong quá trình quản trị. Bạn cũng cần làm cho nhân viên của bạn hiểu được lý do tại sao những mục tiêu dành cho cá nhân lại là vô cùng quan trọng và chính chúng thúc đẩy các mục tiêu của tổ chức. Từ đó nhân viên sẽ quan tâm nhiều hơn đến vai trò của họ và gắn kết nhiều hơn khi họ thực sự hiểu tầm quan trọng của công việc mà họ đang làm.

Thiết lập mục tiêu là và nên là một quá trình hợp tác, bao gồm gặp gỡ nhân viên và minh bạch về các mục tiêu, phương hướng và trở ngại của công ty. Được trang bị thông tin này, nhân viên có thể tạo ra các mục tiêu bổ sung cho các mục tiêu của tổ chức và đưa ra các quyết định hàng ngày để tiếp tục các mục tiêu này. Hơn nữa, khi nhân viên được đặt vào vị trí của người điều khiển và được phép phát triển các mục tiêu của riêng họ (trước khi được người quản lý trực tiếp phê duyệt), họ sẽ trải nghiệm cảm giác tự chủ và quyền sở hữu cao hơn đối với công việc của mình. Chắc chắn, điều này dẫn đến hiệu suất của nhân viên được cải thiện.

2. Giao tiếp và cộng tác minh bạch 

Nhân viên luôn muốn người quản lý hay lãnh đạo của họ cởi mở và thẳng thắn với họ. Họ không muốn biết tình hinh thực tế của công ty khi họ đang trải qua thời kỳ khó khăn, chưa kể là giữa đại dịch Covid19. Trên hết là việc giao tiếp minh bạch giúp xây đựng mối quan hệ lành mạnh giữa các nhân viên và người quản lý. Điều này giúp có các phản hồi thường xuyên và trung thực ngay cả khi xảy ra mâu thuẫn.

3. Ghi nhận nhân viên 

Một hệ thống quản lý hiệu suất nhân viên nên có sự ưu tiên và công nhận đối với nhân viên của mình. Nhân viên sẽ cảm thấy có giá trị và nhận được sự ghi nhận cho nỗ lực mà họ bỏ ra. Nếu sự ghi nhận của nhân viên mà không được đề cao thì sẽ làm giảm doanh thu của bạn.

4. Phát triển nhân viên 

Dù trong một môi trường như nào thì con người vẫn luôn muốn có mong muốn được phát triển chính vì thế doanh nghiệp nên có kế hoạch phát triển dành cho nhân viên của mình để từ đó nhân viên sẽ gia tăng độ gắn bó với doanh nghiệp. Chưa kể sự phát triển của nhân viên cũng sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp.

*