Mọi doanh nghiệp đều sẽ gặp phải vấn đề này khi mà quy mô của công ty tăng lên đó chính là quản trị nhân viên. Đây là một phần tất yếu mà các doanh nghiệp đều phải trải qua trong quá trình phát triển kinh doanh. Vì vậy để phát triển một doanh nghiệp vững mạnh và bền vững điều quan trọng là bạn phải tận dụng và nắm bắt hết được nhân viên của mình từ đó xây dựng đội ngũ vững mạnh. Việc này sẽ đảm bảo được hiệu quả và tập trung được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất có thể vẫn giúp nhân viên của bạn làm việc một cách vui vẻ.
Nếu như bạn đang là chủ sở hữu doanh nghiệp thì thái độ của nhân viên sẽ phản ánh trạng thái doanh nghiệp của bạn. Quản trị chính là cột sống chính nền móng của doanh nghiệp và khi nhân viên của bạn tập trung làm việc và vui vẻ thì sẽ không chỉ tốt cho lợi nhuận của bạn mà còn tốt cho sức khỏe và tinh thần của nhân viên có trách nhiệm hoàn thành công việc của họ. Nhân viên của bạn cảm thấy càng gắn bó với công ty thì càng có trách nhiệm trong việc đóng góp vào sự thành công của công ty.
Trách nhiệm của một nhà quản trị hiệu quả đó là chọn người đúng việc và phát huy đúng được tiềm năng của họ để nhân viên có thể thực hiện được công việc một cách tốt nhất. Đây là một điều không hề dễ dàng và bạn có thể sẽ gặp khó khăn nhưng khi làm được bạn sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn và làm hài lòng khách hàng hơn từ đó giúp duy trì quan hệ khách hàng và doanh nghiệp được khăng khít. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn một cách hiệu quả.
Duy trì liên lạc một cách thân thiện khi quản lý nhân viên
Các nhân viên của bạn mong muốn sẽ nắm được các thông tin dự án, mục tiêu hay thời gian đang diễn ra nên vấn đề chính là bạn phải giao tiếp một cách hiệu quả với họ và giữ liên lạc để cập nhật các sự kiện của công ty. Một vấn đề nữa là bạn phải thúc đẩy phản hồi và đội ngũ của bạn phải cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn. Như bạn phải giải đáp bất kỳ câu hỏi hay mối quan tâm nào mà nhân viên của bạn đang có.
Để có thể quản lý nhân viên một cách hiệu quả thì người quản lý cần nắm rõ và tìm hiểu từng thành viên trong nhóm không chỉ về năng lực làm việc mà còn cả về mặt cá nhân. Khi bạn tìm hiểu thêm về đồng nghiệp hay các sở thích mà họ có sẽ giúp việc phát triển mối quan hệ gắn bó giữa đội ngũ bền chặt hơn nhiều.
Tạo kết nối công việc mang tính xây dựng khi quản lý nhân viên
Đừng chỉ phê bình nhân viên của bạn khi họ gặp lỗi sai thì bạn mới trở thành một người quản lý tốt. Nhận xét tích cực sẽ là một hỗ trợ có thể thúc đẩy năng lực nhân viên của bạn từ đó truyền cảm hứng giúp nhân viên của bạn tích cực hơn. Nhưng điều quan trọng là bạn phải công nhận thành tích và nỗ lực của họ vì ai cũng thích được công nhận.
Công nhận và khen thưởng sự kiên trì
Ai khi gặp phải áp lực cũng sẽ cần giúp đỡ và sẽ có người sẵn lòng giúp đỡ bạn vì vậy bạn hãy thừa nhận áp lực gặp phải và nhận trách nhiệm nếu bạn mắc sai lầm. Nếu có thể cho những người đồng nghiệp của bạn biết thêm về con người bạn thì họ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi làm việc với bạn.
Nên chân thành chia sẻ
Một trong các vấn đề mấu chốt khi xây dựng mối quan hệ nhóm đó là tìm hiểu nhân viên của bạn trên cương vị cá nhân để có thể tìm ra sở trường của họ. Mọi người sẽ phát huy giá trị hơn khi làm việc với sở trường của mình do đó việc phân bổ các công việc phù hợp với nhân viên sẽ có ảnh hưởng đến năng suất công việc.
Phân công nhiệm vụ cho nhân viên phù hợp
Khi có vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc như mâu thuẫn thì bạn không nên ngó lơ vì nó có thể tạo thành một không khí thù địch các vấn đề này thường được nhắc đến khá nhiều trong khóa học quản trị nhân sự và nó ảnh hưởng đến năng suất làm việc nhóm. Khi việc đó xảy ra thì điều quan trọng là phải giải quyết được vấn đề càng sớm càng tốt tránh ảnh hưởng tới tiến độ công việc và làm bầu không khí trở nên tồi tệ.
Kiểm soát tình hình
Bạn phải là tấm gương để có được sự tôn trọng từ nhân viên vì nhân viên sẽ tìm đến bạn để được hướng dẫn và giải đáp. Nếu muốn mọi người tôn trọng và đi theo bạn thì bạn phải thể hiện mình là người chuyên nghiệp và cống hiến hết mình cho công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Hãy đảm bảo rằng bạn là bậc thầy trong công việc của mình, đạt được sự thăng tiến trong sự nghiệp từ đó khuyến khích đồng nghiệp làm điều tương tự.
Nêu gương tích cực
Đừng phủ nhận các ý kiến bất đồng với cách quản lý của bạn mà hãy lắng nghe và đặt các câu hỏi cho nhóm của bạn như: Bạn nghĩ gì về điều này? Bạn nghĩ gì về điều đó?
Một cuộc thảo luận cởi mở giúp việc bạn phát hiện những khó khăn, thử thách và từ đó hợp tác để đạt được giá trị cho công ty. Điều này sễ làm cho bjan người lao động cảm thấy có giá trị và được công nhận.
Chú ý và đặt câu hỏi
Để việc điều hành hiệu quả bước đầu tiên là hiểu những người bạn phụ trách. Mọi người sẽ có phản ứng khác nhau tùy theo văn hóa công ty của từng bên. Một vài nhân viên sẽ được thoải mái phát triển khi họ được phép hoạt động độc lập trong khi một số nhân viên phát triển mạnh khi được lên nắm quyền. Những người quản lý có thể điều chỉnh hình thức dựa trên đối tượng mà họ làm việc cùng, thúc đẩy tiềm năng của từng người dựa trên cương vị cá nhân.
Làm quen với đồng nghiệp của bạn